So sánh sản phẩm

MÀU SẮC TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÚNG TA THẾ NÀO.


MÀU SẮC TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÚNG TA THẾ NÀO.
Từ lâu, các nghệ sĩ và nhà thiết kế đã tin rằng rất có thể màu sắc ảnh hưởng đến tâm trạng một cách đáng kể. Màu sắc có thể được sử dụng như là một công cụ giao tiếp mạnh mẽ, báo hiệu hành động xảy ra, ảnh hưởng đến tâm trạng và thậm chí tác động đến các phản ứng sinh lý của cơ thể. Một số màu có liên quan đến việc tăng huyết áp, tăng sự trao đổi chất và mỏi mắt. Vậy màu sắc ảnh hưởng đến tâm trạng như thế nào?
1. Tâm lý học về màu sắc
Vào năm 1666, nhà khoa học người Anh, Ngài Isaac Newton đã phát hiện ra rằng khi ánh sáng trắng tinh khiết đi qua lăng kính, nó sẽ phân tách thành tất cả các màu có thể nhìn thấy được. Mỗi màu được tạo thành từ một bước sóng duy nhất và không thể bị tách ra thành các màu khác, nhưng các thí nghiệm tiếp theo đã chứng minh rằng ánh sáng màu có thể được kết hợp để tạo thành các màu khác. Ví dụ, ánh sáng đỏ trộn với ánh sáng vàng tạo ra màu da cam. Một số màu, chẳng hạn như xanh lục và đỏ tươi, triệt tiêu lẫn nhau khi trộn lẫn và tạo ra ánh sáng trắng. Cảm nhận về màu sắc thường mang tính cá nhân sâu sắc và bắt nguồn từ kinh nghiệm hoặc văn hóa.
Các nhà khoa học đã liên tục đi tìm lời giải cho mối liên hệ giữa màu sắc và tâm trạng. Có lẽ vì thế lĩnh vực tâm lý học về màu sắc được nhiều người quan tâm, và nhiệm vụ của nó là làm sáng tỏ màu sắc ảnh hưởng đến tâm trạng, hành vi của con người ra sao. Tuy vậy, cho đến nay, rất ít nghiên cứu lý thuyết hoặc thực nghiệm được tiến hành về chủ đề màu sắc ảnh hưởng đến tâm trạng như thế nào và một số đã được thực hiện lại chủ yếu là do các mối quan tâm thực tế chứ không phải sự nghiêm ngặt của khoa học.

2. Màu sắc ảnh hưởng đến tâm trạng ra sao?

Tại sao màu sắc lại có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến như vậy trong cuộc sống của chúng ta? Nó có thể có những ảnh hưởng gì đến cơ thể và tâm trí của chúng ta? Mối liên hệ giữa màu sắc và tâm trạng có thể tóm tắt như sau:

  • Các màu trong vùng màu đỏ của quang phổ màu được gọi là màu ấm và bao gồm đỏ, cam và vàng. Những màu sắc này gợi lên những cảm xúc khác nhau từ cảm giác ấm áp và thoải mái đến cảm giác tức giận và thù địch.

  • Các màu ở phía xanh lam của quang phổ được gọi là màu lạnh và bao gồm xanh lam, tím và xanh lục. Những màu này thường được mô tả là điềm tĩnh, hay màu sắc buồn có thể gợi cho tâm trí cảm giác buồn bã hoặc thờ ơ.

Nghiên cứu đã phát hiện ra nhiều mối liên hệ thú vị giữa màu sắc và tâm trạng con người:

  • Người mặc đồng phục đen có nhiều khả năng nhận án phạt hơn, bất kỳ đối tượng nào từ học sinh đến các vận động viên với đồng phục đen có nhiều khả năng bị liên tưởng những phẩm chất tiêu cực.

  • Màu sắc của sản phẩm muốn mua thường dựa trên đặc điểm cá nhân, tâm trạng của người mua.

Trong nhiều trường hợp, nghiên cứu đã chứng minh rằng tác động giữa màu sắc và tâm trạng có thể chỉ là tạm thời. Căn phòng màu xanh lam ban đầu có thể gây ra cảm giác yên bình, nhưng hiệu ứng này sẽ biến mất sau một thời gian ngắn. Một người có thể thích những màu sáng hơn, thu hút sự chú ý hơn khi họ còn trẻ, nhưng lại thấy mình bị thu hút bởi những màu truyền thống hơn khi lớn lên.

3.Tâm lý học về màu sắc như một liệu pháp
Dựa trên những hiểu biết về màu sắc ảnh hưởng đến tâm trạng, hành vi, liệu pháp ánh sáng hoặc sử dụng màu sắc để chữa bệnh ngày càng phổ biến:

  • Màu đỏ được sử dụng để kích thích cơ thể, tâm trí và tăng cường lưu thông máu

  • Màu vàng biểu hiện niềm vui và hạnh phúc, nhưng nó cũng có tác dụng kích thích thần kinh và thanh lọc cơ thể

  • Màu cam được ứng dụng dụng để hỗ trợ sức khỏe lá phổi và tăng mức năng lượng cơ thể.

  • Màu xanh lam được cho là có thể xoa dịu bệnh tật và điều trị đau

  • Màu chàm (giữa màu xanh lam và màu tím) được cho là có tác dụng giảm bớt các vấn đề về da

Màu sắc có thể được sử dụng để truyền tải thông tin và tác động đến tâm trạng. Mối quan tâm về sự liên quan giữa màu sắc và tâm trạng ngày càng tăng, màu sắc ảnh hưởng đến tâm trạng ở mức độ nhất định và thậm chí ảnh hưởng đến quyết định mọi người đưa ra. Các nhà khoa học chỉ ra rằng mặc dù màu sắc có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, cảm xúc và hành động, nhưng những tác động này phụ thuộc vào các yếu tố đặc điểm cá nhân, môi trường văn hóa và tình huống cụ thể. Cần có nhiều nghiên cứu khoa học hơn để hiểu rõ hơn về chủ đề này.

Tags:,