So sánh sản phẩm

NHỮNG CÁCH CHỐNG THẤM NHÀ LIỀN KỀ HIỆU QUẢ

Làm sao để chống thấm tường nhà liền kể triệt để nhất luôn là nỗi băn khoăn của rất nhiều gia chủ trong quá trình xây dựng nhà cửa. Nhất là đối với mật độ nhà ở tại các thành phố san sát nhau thì việc chung tường chung vách là không hề hiếm gặp. Vậy làm thế nào để xử lý khe hở giữa 2 nhà để tránh tình trạng thấm nước, nhất là vào mùa mưa? Hãy cùng OSKAR tìm hiểu thông qua nội dung bài viết dưới đây.
 

Vì sao cần chống thấm tường nhà liền kề?

Tường tiếp giáp giữa 2 nhà luôn là một hạng mục chống thấm cực kỳ khó đặc biệt là những ngôi nhà xây sau khi hàng xóm họ đã xây dựng xong.
Tường nhà liền kề hay tường giáp ranh với nhà hàng xóm rất dễ bị ứ đọng nước mưa, gây thấm dột. Nếu không có cách chống thấm tường nhà liền kề hiệu quả, ngôi nhà của bạn có thể phải đối diện với một số rắc rối sau đây:
  • Phần tường phía trong nhà bị ẩm mốc, rong rêu, nứt nẻ, loang lổ trông rất mất thẩm mỹ, làm giảm giá trị của căn nhà.
  • Vì bị thấm dột nên vào mùa mưa, không khí trong nhà rất ẩm ướt khiến cho các vật dụng treo tường hoặc kê sát mặt tường bị ảnh hưởng. Đặc biệt với các đồ gỗ, điện tử, điện gia dụng như tủ lạnh, tivi, điều hòa,…sẽ rất dễ bị hư hỏng.
Thấm dột khiến phần tường phía trong nhà bị nứt nẻ, loang lổ trông rất mất thẩm mỹ, làm giảm giá trị của căn nhà
Thấm dột khiến phần tường phía trong nhà bị nứt nẻ, loang lổ trông rất mất thẩm mỹ, làm giảm giá trị của căn nhà
  • Kết cấu tường sẽ bị xuống cấp, nứt nẻ, làm giảm tuổi thọ của căn nhà.
  • Tường nhà bị thấm dột, ẩm mốc lâu ngày sẽ sản sinh các loại vi khuẩn, ảnh hưởng tới sức khỏe các thành viên trong gia đình.
Do đặc điểm của tường liền kề là thiếu không gian để trát vữa bảo vệ nên việc thi công chống thấm các khe tường cũng vô cùng gian nan.
Vì vậy, để tránh những hệ lụy kể trên, các bạn cần thi công chống thấm tường nhà càng sớm càng tốt. Tốt nhất là nên thực hiện ngay khi đang xây dựng nhà, “phòng còn hơn chống”,  tránh trường hợp thấm dột rồi mới chống thấm.

 

Cách chống thấm tường nhà liền kề hiệu quả nhất

Tùy thuộc vào tình trạng tường nhà, diện tích khe tiếp giáp lớn hay nhỏ, tường cũ hay tường mới xây mà các bạn sẽ được tư vấn cách chống thấm tường nhà liền kề hiệu quả nhất.
Theo đó, sẽ có 3 trường hợp tường liền kề xảy ra với nhà bạn như sau:
  1. Tường nhà bạn thấp hơn với tường cũ nhà hàng xóm.
  2. Tường nhà bạn có chiều cao tương đương với tường cũ nhà hàng xóm.
  3. Tường nhà bạn cao hơn so với tường cũ nhà hàng xóm.
Dưới đây là 3 cách chống thấm tường nhà liền kề hiệu quả nhất.

1. Cách chống thấm tường nhà liền kề bằng máng xả nước

Hầu hết các tường nhà liền kề hiện nay đều được xây sát khít nhau để tăng diện tích cho ngôi nhà và cũng để chống thấm tốt hơn. Nhưng dù có sát nút cỡ nào thì giữa 2 tường cũng sẽ có 1 khoảng trống nhỏ để đảm bảo kết cấu vững chãi khi 1 trong 2 ngôi nhà bị phá dỡ. Đây chính là vị trí mà nước sẽ ngấm vào.
Để ngăn chặn tình trạng này, chủ nhà có thể thiết kế 1 máng tôn cố định dọc theo khe tường để hứng và xả nước ra ngoài vị trí giáp ranh. Cách làm này khá đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên, vì ở ngoài trời nên máng tôn có thể bị oxy hóa theo thời gian.

2. Cách chống thấm tường nhà liền kề ngay khi mới bắt đầu xây dựng nhà

Đây được đánh giá là phương pháp chống thấm tối ưu nhất. Vì chống thấm từ ban đầu bao giờ cũng hiệu quả và tiết kiệm hơn so với việc thấm dột rồi mới tìm biện pháp.
Trong quá trình thi công, ở vị trí phần tiếp giáp chúng ta nên sử dụng gạch đặc. Vữa xây trộn bê tông gốc chống thấm, trát mác cao. Bề dày tường tiếp giáp yêu cầu tối thiểu 220mm mới đảm bảo ngăn được thấm dột tường từ ngoài vào.
Khi xây trước bạn hoàn toàn có thể trát được lớp tường bảo vệ phía bên ngoài qua đó khả năng chống thấm của tường nhà bạn cao hơn nhiều.
Sau khi xây dựng và trát lớp tường ngoài xong ta có thể sử dụng nhiều loại vật liệu chống thấm khác nhau để thi công cho lớp tường bên ngoài. Với trường hợp này phổ biến nhất là sử dụng các loại sơn chống thấm pha xi măng, tiêu biểu nhất là sản phẩm sơn chống thấm hệ trộn xi măng OSKAR.

3. Chống thấm ngược cho tường nhà liền kề

Khi không thể tiến hành chống thấm khe tiếp giáp giữa 2 nhà từ khi xây mới, thì phương pháp chống thấm ngược sẽ được cân nhắc nhiều nhất.
+ Trường hợp 1: Chống thấm ngược cho nhà mới xây
Đối với nhà mới xây thì khi xây gạch xong không trát tường mà tiến hành chống thấm ngược luôn.
+ Trường hợp 2: Chống thấm ngược cho nhà cũ
Đối với nhà cũ bị thấm phải đục bỏ phần tường phía trong, sau đó xử lý chống thấm ngược rồi trát lại mới đạt được hiệu quả cao nhất.

 

Những lưu ý quan trọng khi thi công chống thấm tường nhà liền kề

+  Không nên để tình trạng “thấm rồi mới chống”.
Tường nhà là một trong những hạng mục quan trọng nhất, cấu thành nên kết cấu của ngôi nhà. Một khi tường bị thấm dột sẽ khiến căn nhà của bạn nhanh bị xuống cấp và giảm tuổi thọ. Do vậy mà các gia chủ cần chú ý chống thấm càng sớm càng tốt, tốt nhất là không nên để xảy ra tình trạng “thấm rồi mới chống”.

+  Tìm hiểu nguyên nhân gây thấm dột để xử lý chống thấm hiệu quả.
Trong trường hợp nhà cũ và tường giáp ranh đã bị thấm dột thì các bạn cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân là gì, để từ đó có phương pháp xử lý chống thấm tận gốc và hiệu quả nhất.
Với hạng mục chống thấm tường nhà liền kề, tốt nhất các bạn nên xử lý dứt điểm từ đầu nguồn, tức là không để nước có khả năng chảy vào khe hở thì sẽ hiệu quả hơn cả.

+  Chọn phương pháp, vật liệu chống thấm phù hợp.
Vật liệu, phương pháp chống thấm là 1 trong những yếu tố quyết định đến khả năng chống thấm. Chuẩn bị bề mặt thi công cũng là khâu cần chú ý để đảm bảo lớp chống thấm sau khi thi công có độ bền cao nhất.
 
Trên đây là tổng hợp 3 cách chống thấm tường nhà liền kề cũng như một số lưu ý quan trọng khi thi công. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các gia chủ trong công cuộc thi công chống thấm tường nhà để ngôi nhà luôn đẹp và bền bỉ với thời gian.
 
CÔNG TY SƠN OSKAR – ĐỈNH CAO CÔNG NGHỆ MỸ
☎ Hotline: 0984.64.1515