NHỮNG QUY TẮC PHỐI MÀU SƠN CƠ BẢN KHÔNG THỂ BỎ QUA
Khi thực hiện thiết kế nội thất cho một căn phòng, màu sắc thường là phần khó nhất, đòi hỏi phải lựa chọn kỹ lưỡng nhất để đạt được kết quả hoàn mỹ. Có rất nhiều nhóm màu sắc để lựa chọn và những màu sắc này cần phải được đặt cùng nhau theo đúng tỷ lệ. May mắn thay, những quy tắc về màu sắc đã xuất hiện để bạn có thể áp dụng rất hiệu quả.
Hãy tham khảo những quy tắc mà OSKAR đã liệt kê dưới đây nhé!
1.Quy tắc 60 – 30 – 10
Quy tắc 60 – 30 – 10 là công thức nằm lòng của bất kỳ nhà thiết kế nội thất nào. Dù cho gu thẩm mỹ cá nhân của bạn là gì hay bạn muốn căn phòng của mình trông ra sao, bạn đều có thể sử dụng quy tắc này để đảm bảo rằng căn phòng của bạn luôn có được sự cân bằng về màu sắc. Đối với quy tắc này, bạn sẽ sử dụng 3 màu trong 1 căn phòng. 60, 30 và 10 tỷ lệ phần trăm mà mỗi màu sắc chiếm diện tích trong không gian.
- 60% màu sắc của căn phòng là từ các mảng chiếm không gian nhiều như tường, trần, vách… (màu chủ đạo)
- 30% không gian còn lại là màu của thảm, nệm, bàn,… (màu cấp độ 2)
- 10% cuối cùng mà màu sắc của đồ nội thất như đèn, ghế các vật dụng trang trí mang tính điểm nhấn. (màu nhấn mạnh)
2.Sự đối lập giữa màu nóng và màu lạnh
Việc lựa chọn màu nóng hay màu lạnh sẽ ảnh hưởng đến năng lượng của không gian. Màu nóng có xu hướng mang lại cảm giác lạc quan và hứng khởi cho một căn phòng, thường được khuyên sử dụng trong không gian giải trí.
Ngược lại, nhóm màu lạnh lại mang cảm giác yên bình hơn. Những màu tông lạnh thường được sử dụng trong phòng ngủ và không gian văn phòng, nơi rất cần nguồn năng lượng nhẹ nhàng, yên tĩnh.
Trong thiết kế nói chung và thiết kế nội thất nói riêng, có 10 nguyên tắc phối màu trong bảng màu nóng lạnh như sau:
- Phối màu không sắc (Achromatic): Bạn dùng 3 màu màu đen, màu trắng và màu xám để phối kết hợp với nhau. Chú ý trong nguyên tắc này bạn chỉ được sử dụng 3 gam màu kể trên.
- Phối màu tương tự (Analogous): Sử dụng ba màu liền nhau trên vòng tròn màu để phối với nhau.
- Phối màu chỏi (Clash):Để thực hiện nguyên tắc này bạn sử dụng màu bên phải hoặc bên trái màu bổ sung trên vòng tròn màu sắc.
- Phối màu bổ sung (Complementary):Trên vòng tròn màu sắc bạn phối các màu đối diện với nhau.
- Phối màu đơn sắc (Monochromatic): Dùng 1 màu chính kết hợp với những màu có gam màu tương tự.
- Phối màu trung tính (Neutral): Chọn một gam màu làm chủ đạo rồi phối với các gam màu sáng (tối) hơn.
- Phối màu bổ sung từng phần (Split Complementary):Bạn phối màu chủ đạo với 2 màu ở 2 bên của gam màu bổ sung.
- Phối màu căn bản (Primary): Sử dụng 3 gam màu căn bản Đỏ – Vàng – Xanh để phối với nhau. Cũng giống như nguyên tắc phối màu không sắc, phối màu căn bản ít được các gia chủ lựa chọn bởi nó không thể tạo nên ấn tượng và điểm nhấn cho không gian sống.
- Phối màu bổ sung cấp thứ hai (Secondary): Gam màu chính sẽ được phối với 2 màu bổ sung ở cấp thứ hai.
3.Phối màu bổ sung – Kết hợp 2 màu sắc đối xứng nhau trên bánh xe màu
Trong những quy tắc màu sắc mà các nhà thiết kế nội thất sử dụng, phối màu bổ sung thường được cho là đơn giản nhất. Quy tắc này được áp dụng khi bạn muốn lựa chọn 2 màu sắc cho một không gian, khi đó bạn hãy chọn 2 màu đối xứng nhau trên bánh xe màu. Những màu sắc đối diện nhau trên bánh xe màu thường cho ra hiệu ứng thị giác tốt, ví dụ bạn có thể các kết màu xanh dương và màu cam, màu vàng và tím, màu đỏ và xanh lá cây trong cùng một không gian kiến trúc.
Cặp màu đối xứng tím và vàng có độ tương phản cực cao, mang lại một năng lượng mạnh mẽ vào không gian. Tuy nhiên khi kết hợp những màu sắc rực rỡ như thế, bạn chỉ nên sử dụng với liều lượng nhỏ hoặc chỉ sử dụng làm màu điểm nhấn. Ngoài ra, bạn hãy cân bằng những màu rực rỡ này bằng những gam màu trung tính để tạo sự hài hoà cũng như để thị giác được nghỉ ngơi.
4.Phối màu tương tự – Kết hợp những màu sắc cạnh nhau trên bánh xe màu
Nếu bạn gặp khó khăn khi sử dụng bánh xe màu, lựa chọn phối màu tương tự có thể dành cho bạn. Đối với quy tắc này, khi lựa chọn màu sắc cho một không gian, bạn chỉ cần chọn một màu trung tâm, sau đó sử dụng thêm 2 màu bên cạnh. Trong 3 màu sắc được chọn, có 1 màu là sự pha trộn của 2 màu còn lại, ví dụ như màu đỏ, cam và vàng hoặc màu đỏ, tím và xanh.
Đặc biệt, hãy nhớ rằng, bạn luôn có thể sử dụng các sắc thái khác nhau của cùng một màu sắc để tạo sự đa dạng thị giác. Trên bánh xe màu, sắc thái màu sắc nhạt dần theo thứ tự từ ngoài vào tâm.
Ngoài ra, nếu không thích những màu sắc rực rỡ, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các màu trung tính (đen, trắng, xám) – được gọi là bảng màu đơn sắc. Tất cả những gì bạn cần làm là trộn màu đen và trắng với nhau để tạo ra được màu sắc theo đúng ý mình. Thường màu sắc được pha trộn từ màu trung tính sẽ phù hợp với không gian kiến trúc hiện đại, trẻ trung.
Tham khảo thêm các bảng màu tại: http://oskar.vn/bang-mau-bang-gia-1-7-6336.html
------------------------------------------------------------------------------------
OSKAR – GIẢI PHÁP CỦA CHUYÊN GIA
Công ty TNHH Sơn OSKAR chuyên sản xuất các chủng loại sơn với thương hiệu Sơn OSKAR: Sơn nội thất, sơn ngoại thất, sơn trang trí, sơn chống thấm... chất lượng cao với công nghệ hiện đại của Hoa Kỳ.
Với đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao và các chuyên gia đầu ngành về hóa chất, vật liệu chống thấm của Hoa Kỳ, chúng tôi luôn cải tiến kỹ thuật để cho ra đời các dòng sản phẩm sơn cao cấp phù hợp với khí hậu khắc nghiệt của Việt Nam.
Chi tiết các sản phẩm xem tại: http://oskar.vn/trang-product.html
Hotline: 098 464 15 15
Địa chỉ: 42 Ngõ 20 Phố Văn Phú, Khu đô thị Văn Phú, Hà Đông, Hà Nội